Quy luật hình thành kỹ xảo
Kỹ xảo được hình thành nhờ luyện tập, nghĩa là do sự lặp lại một cách có mục đích, có hệ thống các thao tác, dẫn đến sự củng cố và hoàn thiện hành động (hành động trở nên khái quát, thuần thục...)
Quá trình luyện tập để hình thành kỹ xảo diễn ra theo 4 quy luật sau:
Mục lục
Quy luật về sự tiến bộ không đều của kỹ xảo
Trong quá trình luyện tập, kỹ xảo có sự tiến bộ không đểu:
+ Có loại kỹ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh, sau đó chậm dần.
+ Có loại kỹ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ chậm, nhưng đến một giai đoạn nhất định nó lại tăng nhanh.
+ Có nhiều trường hợp, khi bắt đầu luyện tập, sự tiến bộ tạm thời lùi lại, sau đó tăng dẩn.
Nắm được quy luật này, khi hình thành kỹ xảo cần kiên trì, không nóng vội, không chủ quan để luyện tập có kết quả.
Quy luật "đỉnh" của phương pháp luyện tập
Mỗi phương pháp luyện tập kỹ xảo chỉ đem lại một kết quả cao nhất có thể có đối với nó mà thôi. Kết quả đó gọi là "đỉnh" của phương pháp luyện tập đó. Muốn đạt dược kết quả cao hơn ta phải thay đôi phương pháp luyện tập (để có "đỉnh" cao hơn).
Quy luật này cho ta thấy rõ sự cần thiết phải thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập và công tác.
Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo đã có và kỹ xảo mới
Trong quá trình luyện tập kỹ xảo mới, những kỹ xảo đã có ảnh hường rõ rệt đến việc hình thành kỹ xào mới. Sự ảnh hưởng này diễn ra theo hai chiều hưống sau:
+ Kỹ xảo cũ ảnh hưởng tốt, có lợi cho việc hình thành kỹ xảo mới làm cho kỹ xảo mới hình thành nhanh hơn, dễ dàng hơn, bền vững hơn. Đó là hiện tượng di chuyển (hay còn gọi là cộng) kỹ xảo. Ví dụ, đã biết đánh máy chữ thủ công (máy cơ) thì việc soạn thảo văn bản bằng máy vi tính dễ dàng hơn.
+ Kỹ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại cho việc hình thành kỹ xảo mới, đó là hiện tượng "giao thoa" kỹ xảo. Ví dụ, một người chơi bóng bàn giỏi, khi chuyển sang chơi cầu lông những động tác séc bít, cắt xoáy bóng bàn lúc đầu cũng được sử dụng để séc bít, đỡ cầu. Điều đó làm cho việc chơi cầu lông khó khăn hơn.
Do đó khi luyện tập hình thành kỹ xảo mới cho học sinh ta cần tìm hiểu và tính đến các kỹ xảo đã có ở học sinh.
Quy luật dập tắt kỹ xảo
Một kỹ xảo được hình thành nếu không luyện tập, củng cố và sử dụng thường xuyên thì sẽ bị suy yếu và cuối cùng có thể bị mất hẳn (bị dập tắt). Ví dụ, một người chơi bóng bàn giỏi, nhưng không luyện tập, củng cố thường xuyên, thì những kỹ năng, kỹ xảo trong việc thực hiện các thao tác chơi bóng sẽ bị mai một đi.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy có sự dập tắt kĩ xảo tạm thời, khi con người có những xúc động mạnh mẽ, khi bị mệt mỏi.
Quy luật này cho ta thấy rõ việc "văn ôn võ luyện" có tầm quan trọng đến nhường nào.
Nguồn
- Giáo trình Tâm lý học đại cương; GT-TS Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) - TS. Nguyễn Văn Lũy - TS. Đinh Văn Vang