Kĩ năng tương lai/2

Kĩ năng tương lai -2

Vài tuần trước, tôi đã hỏi sinh viên của tôi: “Bao nhiêu người trong các bạn vẫn đi tới ngân hàng ngày nay?” Trong lớp có 65 sinh viên chỉ hai người giơ tay vì hầu hết trong họ đã làm ngân hàng trực tuyến. Ngày nay đại đa số mọi người không đi tới ngân hàng nữa; ngân hàng “trực tuyến” và máy tự động trả tiền (ATM) đã thay thế ngân hàng truyền thống với người. Tôi hỏi “Bao nhiêu người trong các bạn vẫn đi tới hiệu sách để mua sách ngày nay?” Chỉ tám người giơ tay vì hầu hết đều mua sách qua hiệu sách trực tuyến. Ngân hàng và hiệu sách chỉ là các ví dụ về công nghệ thông tin (CNTT) đã biến đổi thế giới doanh nghiệp nhanh chóng làm sao. Những thay đổi này đang ảnh hưởng tới cách mọi người làm việc của họ và cách họ sẽ làm việc trong tương lai. Tiến bộ trong CNTT đang thêm chiều hướng mới cho mọi chỗ làm việc. Các sản phẩm có thể được thiết kế trong máy tính, các cấu phần được chia ra theo cách số thức, và thông tin được gửi tới hệ thống chế tạo phân phối cho tổ các robot thực hiện công việc. Với công nghệ nhận dạng tiếng nói, mọi người không cần gõ trên bàn phím máy tính nữa mà nói với máy tính và bảo nó điều cần làm. Ngày nay máy tính có thể nhận dạng các chỉ lệnh tiếng nói để thực hiện công việc. Nếu bạn có iPhone, bạn có lẽ dùng Siri để bảo điện thoại này điều bạn muốn. Các hệ thống doanh nghiệp CNTT làm phân tích, tổ chức, tự động hoá và trao đổi với nhau đã được dùng một cách hiệu quả trong nhiều công ty trong nhiều năm. Những công nghệ này và những công nghệ mới khác đang làm thay đổi mọi việc làm, ở mọi mức, trong mọi công ty.

Ngày nay công nhân ở mọi mức đang làm việc theo tổ và cộng tác ngang qua mọi chức năng, mọi phòng ban, và mọi đơn vị doanh nghiệp, dùng công nghệ mới nhất để đạt tới mục đích doanh nghiệp. Để đáp ứng thách thức mới này, công ty phải hội tụ vào việc chuẩn bị tốt hơn cho công nhân của họ bằng các kĩ năng, kinh nghiệm và tri thức họ cần để thành công trong môi trường thế kỉ 21. Hai mươi năm trước, nhiều công ty Mĩ đã khoán ngoài công việc cho các nước có lao động chi phí thấp và dẹp bỏ số lớn nhân viên mà không thể thay đổi được. Việc chuyển đổi này đã cho phép họ hiện đại hoá cơ xưởng của họ, cập nhật máy móc, cải tiến luồng công việc doanh nghiệp, hợp lí hoá qui trình doanh nghiệp của họ và đào tạo kiểu “công nhân tri thức” mới. Bây giờ khi việc chuyển đổi sắp hoàn tất, một xu hướng mới đã nổi lên: Khoán trong hay đưa lại nhiều việc làm mà họ đã khoán ngoài vì việc chế tạo của họ bây giờ hoàn toàn được đại tu bằng cách làm doanh nghiệp mới, với chất lượng cao, năng suất cao và ít người hơn nhiều. Chẳng hạn, phải mất 450 người để làm một xe hơi ở Mĩ năm 1970 nhưng ngày nay với trang thiết bị mới và qui trình được tự động hoá, chỉ yêu cầu 75 người để làm xe hơi. Chi phí lao động ngày nay là ít hơn ba mươi năm trước, cho dù với đầu tư vào máy móc và robot mới, công ty có thể bán nó nhiều hơn và có lợi nhuận cao hơn. Nếu bạn nhìn vào khu vực chế tạo, bạn có thể thấy cách CNTT đã làm thay đổi cơ xưởng, doanh nghiệp, và bao nhiêu thứ chỉ trong thập kỉ qua.

Trong môi trường làm việc mới này, kĩ năng là ưu thế cạnh tranh. Qui tắc cũ: “Nếu bạn làm việc chăm chỉ, tuân theo qui tắc công ti, bạn có việc làm” đã bị thay thế bằng qui tắc mới: “Nếu bạn liên tục cải tiến kĩ năng của bạn theo điều chúng tôi cần, bạn có việc làm.” Qui tắc học cả đời này là đáp ứng cho thay đổi công nghệ khi công nhân phải liên tục cập nhật kĩ năng của họ để theo kịp với thay đổi. Có ưu thế rõ ràng với những người có thể học các kĩ năng mới và vẫn còn làm việc được qua cả đời. Trong quá khứ, để khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ nhiều công ty có qui tắc “làm việc cả đời” nhưng ngày nay điều đó đang đổi thành “khả năng làm việc cả đời”. Nói cách khác, khả năng làm việc cả đời là một chiến lược nơi công ty khuyến khích liên tục đào tạo, giáo dục để nâng cấp mức kĩ năng và kinh nghiệm của công nhân.

Vấn đề là cái gì sẽ xảy ra cho ngân hàng truyền thống? Một số ngân hàng vẫn tồn tại ngày nay nhưng không nhiều, điều được dự đoán là trong vòng mười năm nữa, mọi ngân hàng truyền thống sẽ dừng tồn tại. Điều gì sẽ xảy ra cho các nhân viên ngân hàng? Họ sẽ mất đi theo cùng cách như các thư kí và người đánh máy đã mất đi khi máy tính cá nhân với phần mềm xử lí văn bản thay thế cho máy chữ. Điều gì sẽ xảy ra cho các công ty chế tạo dùng lao động thủ công chi phí thấp? Họ sẽ mất đi theo cùng cách như các nông dân đã thay thế súc vậy nông trại như trâu bằng máy nông nghiệp. Điều gì sẽ xảy ra cho công nhân lao động chi phí thấp? Họ sẽ không có việc làm nếu họ không học kĩ năng mới. Chúng ta đã thấy bằng chứng cho biến cố này khi thất nghiệp dâng lên trong nhiều nước khi việc chuyển đổi đang xảy ra nhưng công nhân không được chuẩn bị cho điều đó.

Cách tốt nhất công nhân có thể giữ việc làm của họ là liên tục học những điều mới. Trong quá khứ, họ học các kĩ năng trong nhà trường điều đã phục vụ cho họ trong cả nghề nghiệp của họ; nhiều người đang làm một việc cho một công ty trong cả đời họ. Ngày nay, điều đó không còn hợp lệ vì công nghệ thay đổi nhanh chóng và học liên tục là giải pháp duy nhất mà thêm tri thức mới, kĩ năng mới cho bất kì cá nhân nào trong cả đời họ. Tuy nhiên, học liên tục không phải là cái gì đó dễ dàng vì điều đó phải được dạy sớm để xây dựng thói quen học cả đời. Đây là chỗ hệ thống giáo dục phải thay đổi.

Ngày nay nhiều sinh viên tới trường với mục đích qua được kì kiểm tra và đạt tới bằng cấp. Họ tin bằng cấp là chiếc vé cho việc làm cả đời. Tuy nhiên môi trường làm việc đã thay đổi và không còn như công việc của ngày hôm qua. Công nhân lệ thuộc duy nhất vào bằng cấp phần lớn sẽ bị thất vọng. Trong những người thất nghiệp, đa số trong họ đều có bằng cấp và kinh nghiệm nhưng họ không có kĩ năng mà công nghiệp cần. Xây dựng thói quen tốt học cả đời, học sinh phải xây dựng thói quen tốt về đọc sớm nhất có thể trong trường tiểu học. Bằng việc có thói quen đọc tốt, học sinh sẽ đọc nhiều, học nhiều và với truy nhập vào Internet và các website giáo dục, học sinh sẽ phát triển tri thức rộng hơn. Đọc là then chốt cho học cả đời và phải được khuyến khích vì đọc tốt học sinh bao giờ cũng sẵn lòng học thêm nhiều thứ. Khi công nghệ thường xuyên tăng trưởng theo hàm mũ, mọi người sẽ cần có trách nhiệm với kĩ năng riêng của họ vì thay đổi đang xảy ra ở ngay bên trong tiến trình nghề nghiệp.

Không ai có thể dự đoán đích xác việc làm và chỗ làm việc sẽ thay đổi thế nào trong các thập kỉ tới nhưng điều chắc chắn nó sẽ không như cũ. Cứ nhìn vào thế giới của chúng ta đã thay đổi bao nhiêu trong năm năm qua, không có lí do gì để nghĩ rằng mọi sự sẽ vẫn còn như cũ. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, hoặc bạn đi cùng với nó hoặc bạn sẽ bị bỏ lại sau. Cho dù bạn đứng im, bạn vẫn sẽ bị bỏ lại sau.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem