Kĩ năng mềm -6
Giải quyết xung đột là kĩ năng mềm quan trọng mà mọi người nên học. Dù bạn vẫn trong trường hay đã đi làm việc, xung đột có thể xảy ra và nếu bạn không thể giải quyết được nó, bạn sẽ kinh nghiệm căng thẳng, điều có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sau. Có hai kiểu xung đột: Xung đột bên ngoài xảy ra giữa bạn và người khác. Chẳng hạn, bạn không đồng ý về cái gì đó với người bạn, hai bạn cãi nhau và bạn giận. Xung đột bên trong xảy ra bên trong một người. Chẳng hạn, bạn muốn dành nhiều thời gian hơn cho học tập nhưng bằng việc làm điều đó bạn không thể dành thời gian cho bạn gái của bạn. Tình huống này tạo ra xung đột bên trong bản thân bạn và làm cho bạn rất bất hạnh. Nguyên nhân của xung đột bên ngoài là cách nhìn rằng bạn đúng và người khác sai và bạn trách người khác vì không đồng ý với bạn. Nguyên nhân của xung đột bên trong là bạn muốn cả hai điều nhưng không biết cách giải quyết nó cho nên bạn trách bản thân mình.
Giải quyết xung đột đòi hỏi bạn kiểm soát xúc động của bạn và không phản ứng với nó bằng cãi cọ, la hét vì điều đó làm cho vấn đề thành tồi tệ hơn. Tôi thường khuyên các sinh viên khi xung đột xảy ra họ nên tránh mọi đương đầu bằng việc học kiểm soát xúc động của họ. Họ nên nói: “Tôi cần thời gian để suy nghĩ về nó cho nên chúng ta để thảo luận này qua lần tới chúng ta gặp gỡ.” hay “Mai chúng ta gặp lại để tiếp tục vì tôi có cuộc họp khác mà tôi phải đi.” Bằng việc tránh phản ứng và bày tỏ xúc động, họ có nhiều thời gian hơn để nghĩ về xung đột và có khả năng giải quyết nó.
Phần lớn các xung đột ngoài đều bắt đầu với khác biệt về ý kiến, mục đích hay cách nhìn. Thỉnh thoảng nó có thể gây ra bởi khác biệt trong niềm tin và giá trị. Cách tốt nhất để giải quyết nó là hiểu những khác biệt này và thử thu lấy sự đồng ý lẫn nhau hay thoả hiệp. Để làm điều đó bạn phải gạt sang bên xúc động của bạn, ý kiến của bạn và sẵn lòng lắng nghe quan điểm của người khác mà không có tình cảm cá nhân hay thiên vị. Điều này không dễ dàng nhưng nếu ít nhất một người vẫn còn bình tĩnh thì xung đột có thể được tránh.
Giải quyết xung đột yêu cầu bạn thực hành kĩ năng nghe và kĩ năng trao đổi. Bằng việc lắng nghe cẩn thận người khác mà không thiên vị; bạn có thể hiểu quan điểm của họ rõ hơn. Bằng việc giải thích rõ ràng quan điểm của bạn theo cách bình tĩnh; họ có thể hiểu bạn được rõ hơn. Bằng thảo luận về các khác biệt theo cách bình tĩnh và không xúc động, cả hai bên có thể đi tới hiểu biết chung hay “mảnh đất giữa” và tiếp tục làm việc hướng tới mục đích chung. Tôi thường khuyên sinh viên nên tập trung vào “Sửa qui trình, không sửa người.” Nếu bạn không đồng ý với ai đó, cả hai nên làm việc trên qui trình dẫn tới bất đồng đó chứ KHÔNG trên con người. Thỉnh thoảng, họ nên thoả hiệp, điều có nghĩa là ít nhất một người từ bỏ cái gì đó để được cái gì đó đáp lại. Chẳng hạn, bạn từ bỏ ý kiến của bạn và chấp nhận quan điểm của người khác để cho cả hai bạn có thể làm việc hướng tới mục đích chung. Điều quan trọng là nhận ra rằng đây KHÔNG phải là về đúng hay sai MÀ về hiểu biết và chấp nhận. Bạn hiểu quan điểm của người kia và sẵn lòng chấp nhận nó bằng việc từ bỏ quan điểm của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn sai hay bạn yếu. Ngược lại, nó có nghĩa là bạn muốn đạt tới cái gì đó lớn hơn quan điểm riêng của bạn. Hành động này yêu cầu nhiều dũng cảm và chín chắn và là sức mạnh tích cực của một người. Nó cần trí huệ lớn để lắng nghe vị thế đối lập của ai đó và đánh giá khách quan nó mà không có thiên vị cá thể. Chẳng hạn, trong dự án phần mềm, có nhiều hơn một giải pháp cho một vấn đề nhưng bạn sẵn lòng chấp nhận giải pháp của người khác để làm cho tổ tiến tới thay vì tiếp tục tranh cãi về giải pháp nào là tốt hơn. Thoả hiệp là cách tốt nhất để hoà thuận và cải tiến mối quan hệ. Bằng việc giữ cho mục đích dự án được tập trung thay vì giữ ý kiến riêng của bạn, bạn giữ cho sự hài hoà bên trong tổ và là thành viên tổ tốt. Rất thường là các thành viên tổ không đồng ý về cái gì đó nhỏ bé rồi thấy bản thân họ tranh cãi điều đưa tới vấn đề cãi lộn lớn hơn và nhiều hơn và phí thời gian. Tổ có thể giải quyết được xung đột riêng của nó là tổ tốt mà sẽ đạt tới những điều lớn lao. Nhiều người tin rằng xung đột nội bộ là khó giải quyết bởi vì nó xảy ra bên trong một người. Tuy nhiên, nó là dễ hơn bạn tưởng. Trong tình huống này người này bị căng thẳng bởi hai điều và không biết chọn cái nào. Bước đầu tiên là thiết lập ưu tiên bằng việc xác định cái nào là quan trọng và cấp thiết. Bước thứ hai là liệt kê ra mọi giải pháp và kịch bản có thể có. Bước thứ ba là giữ cân bằng danh sách này bằng việc hỏi ý kiến thứ hai để tránh thiên vị cá nhân trước khi lựa ra giải pháp tốt nhất. Thỉnh thoảng xung đột nội bộ bị gây ra bởi quan niệm sai và thiên vị cá nhân thay vì sự kiện.
Vài tháng trước, một sinh viên trong lớp của tôi trượt kì thi. Anh ta thú nhận rằng anh ta bị căng thẳng bởi vì anh ta đã không biết cách phân chia thời gian giữa học để thi và với bạn gái của anh ta. Anh ta sợ nếu anh ta học quá nhiều, cô ấy có thể trách anh ta phớt lờ cô ấy. Với anh ta cả học và mối quan hệ đều quan trọng ngang nhau cho nên anh ta không thể ưu tiên hoá giải pháp được. Tôi bảo anh ta rằng giải pháp tốt không phải là có cái này hay cái kia mà phải là cả hai. Tôi gợi ý rằng anh ta thảo luận điều đó với cô bạn gái để có ý kiến thứ hai nhưng anh ta ngần ngại: “Em không thể làm điều đó được, nếu em bảo cô ấy điều đó, cô ấy sẽ phát điên.” Tôi giải thích rằng xung đột có thể không tới từ cô ấy nhưng từ tâm trí anh ta và ý ki ến của anh về cô ấy. Vì anh ta là sinh viên giỏi, tôi sẵn lòng cho anh ta cơ hội thứ hai để làm lại bài thi sau vài tuần. Anh ta đồng ý thảo luận điều đó với cô bạn gái. Với sự ngạc nhiên của anh ta, cô gái không giận gì. Cô ấy nói: “Em thất vọng là anh có ý kiến sai về em. Làm sao em có thể trách anh vì học tập vất vả? Nếu chúng ta muốn xây dựng tương lai của mình, chúng ta phải học tốt ở trường. Anh nghĩ em là loại con gái gì? Em không muốn thấy anh khổ như thế này. Anh cần cám ơn giáo sư vì cho anh cơ hội thứ hai.” Xung đột của anh ta được giải quyết trong một phút và anh ta thừa nhận: “Đó là lỗi của em vì không giải thích nó rõ ràng mà giữ nó bên trong dựa trên cách nhìn sai của em.”
Giải quyết xung đột là kĩ năng quan trọng nhưng nó yêu cầu nhiều thời gian để phát triển. Thỉnh thoảng, cần hiểu rằng rằng gốc rễ của xung đột có thể không là lỗi của ai đó mà là của bạn. Chính bản ngã của bạn, quan điểm của bạn và quan niệm sai của bạn gây ra xung đột. Vì phòng ngừa là tốt hơn chữa trị, bạn có thể cần dự đoán bất kì xung đột nào có thể xảy ra và cố gắng ngăn ngừa nó thay vì để cho nó xảy ra và cố giải quyết nó. Giải pháp tốt nhất là bao giờ cũng vẫn còn bình tĩnh trong mọi tình huống và thử lắng nghe người khác. Bằng việc học giải quyết xung đột, bạn cũng thực hành kĩ năng trao đổi và kĩ năng lắng nghe nữa.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
- Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com