Kĩ năng con người

Hầu hết dự án phần mềm thành công đều có hai yếu tố quan trọng: Người quản lí dự án phần mềm giỏi và tổ có kĩ năng cao trong miền họ đang làm việc. Về cơ bản, đây tất cả đều là về con người và kĩ năng của họ. Qua 40 năm làm việc trong công nghiệp phần mềm, tôi chưa bao giờ gặp một dự án phần mềm thất bại vì vấn đề kĩ thuật nhưng tôi đã thấy nhiều thất bại do “vấn đề con người” và đây là một khu vực những người hàn lâm không biết rõ. Hầu hết các trường chỉ hội tụ vào vấn đề kĩ thuật mà chưa bao giờ chuẩn bị cho sinh viên giải quyết với “vấn đề con người”.

Ý tưởng rằng người kĩ thuật chỉ làm việc với máy tính là hoàn toàn sai. Nhiều sinh viên nghĩ chừng nào họ còn có thể viết được mã, họ có thể vẫn làm việc tốt, điều đó là sai. Ngay khi sinh viên vào công nghiệp, họ sẽ thấy rằng họ sẽ dành đến nửa thời gian gian để nói với người khác: thu lấy yêu cầu từ người dùng, thảo luận về thiết kế, kiểm điểm cách tích hợp, tranh cãi về ai sẽ thực hiện chức năng nào, phân tích mô đun nào sẽ làm điều gì, và ai sẽ quản lí giao diện v.v. Họ sẽ biết rằng mọi người đều có tình cảm và cách họ tương tác với mọi người sẽ xác định cách họ có thể làm cho dự án thành công hay không. Mọi người đều muốn được đối xử một cách kính trọng, một cách nhã nhặn và nếu họ hiểu rằng nếu họ muốn dược đối xử tốt thì họ phải đối xử với người khác cũng hệt như vậy. Chung cuộc, họ sẽ biết rằng khi mọi người làm việc vất vả mà không có nghỉ ngơi, họ sẽ tạo ra khiếm khuyết. Khi mọi người quá bị căng thẳng, họ sẽ không nghĩ được rõ ràng và sẽ phạm nhiều sai lầm hơn. Khi mọi người cảm thấy không thoải mái họ sẽ dễ dàng tức giận và nếu họ ra đi trước khi dự án kết thúc, dự án sẽ không đáp ứng được lịch biểu.

Người có kĩ năng cao có thể vượt qua các vấn đề kĩ thuật và làm cho dự án thành công nhưng họ KHÔNG thể vượt qua được việc quản lí kém. Quản lí kém phá huỷ mọi thứ. Nếu người quản lí ước lượng thiếu về lịch biểu, mọi người sẽ KHÔNG có đủ thời gian để làm việc tốt và chất lượng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu người quản lí KHÔNG biết cách quản lí mọi người, tổ dự án sẽ có xung đột với nhau và dự án sẽ thất bại. Nếu người quản lí không đối xử với mọi người một cách công bằng, tổ sẽ KHÔNG làm việc với nhau tốt và tranh cãi trong các thành viên tổ sẽ xảy ra…. v.v. Câu hỏi của tôi là bao nhiêu người quản lí dự án được đào tạo về quản lí con người? Bao nhiêu việc đào tạo dự án đã hội tụ vào “vấn đề con người”? Bao nhiêu chương trình đại học có môn học về “kĩ năng con người” hay “kĩ năng mềm”? Nếu trường không dạy bạn thì bạn phải tìm cách khác để học thêm về kĩ năng này.

Người quản lí dự án giỏi thừa nhận tài năng của tổ mình và hiểu rằng thành công của dự án phụ thuộc vào nỗ lực của người của họ. Họ biết về rủi ro dự án và cách giảm nhẹ chúng. Mọi dự án phần mềm đều có rủi ro nhưng người quản lí kém KHÔNG biết về chúng hay không biết cách ngăn cản chúng. Bởi vì rủi ro có thể xuất hiện ở bất kì đâu và bất kì lúc nào, người quản lí kém thường sợ rồi trách mọi người của mình chứ không hiểu trạng thái của dự án của họ. Khi mọi người bị đối xử không công bằng, họ bực bội, căng thẳng và năng suất sẽ giảm.

Các công ty thành công hiểu vấn đề con người cho nên họ rất cẩn thận trong việc thuê người và chỉ chọn những người có thể thành công trong môi trường làm việc của họ. Trong phỏng vấn việc làm, họ sẽ hội tụ nhiều vào câu hỏi làm việc tổ và kĩ năng con người hơn là câu hỏi kĩ thuật. Họ hiểu rằng phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều có nền tảng giáo dục kĩ thuật tốt cho nên họ không hỏi về câu hỏi kĩ thuật. Họ biết rằng, nếu cần có thể đào tạo lại mọi người về kĩ thuật. Nhưng họ sẽ cẩn thận với cá tính, thái độ, hành vi bởi vì những đặc trưng này là khó thay đổi. Các công ty thành công nhất có đầu tư vào đào tạo, không chỉ kĩ thuật mà còn cả cách làm việc tổ và “kĩ năng con người”. Mọi người trong các công ty này đều hiểu rằng việc làm của họ không chỉ là chuyển giao sản phẩm mà còn là liên tục xây dựng năng lực và làm việc cùng nhau để đạt tới mục đích chung: Làm cho công ty thành công hơn.

Mọi công ty đều cần người hiểu việc của mình và biết cách áp dụng kĩ năng của họ để xây dựng sản phẩm phần mềm. Mọi công ty đều cần người quản lí có hiểu biết, những người hiểu cách quản lí cả dự án và con người, người biết đủ về doanh nghiệp để ra quyết định đúng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem