Học kĩ năng mềm

Một sinh viên hỏi tôi: “Ngày nay nhiều việc làm yêu cầu kĩ năng mềm nhưng em học những kĩ năng đó ở đâu? Em có phải tới trường đặc biệt để học chúng không?”

Đáp: Bạn không cần tới trường đặc biệt đâu. Phần lớn “kĩ năng mềm” thường được dạy trong đại học nhưng bạn có thể không chú ý. Tất nhiên, không có lớp học nào mang tên “kĩ năng mềm” nhưng nhiều lớp bạn học có thể giúp bạn phát triển những kĩ năng này. Chẳng hạn, một số lớp đại học yêu cầu sinh viên làm bài trình bày hay tham gia và thảo luận nhóm. Là người trình bày bạn sẽ phải chuẩn bị bài nói của bạn trước lớp, bạn phải học về chủ đề bạn sẽ trình bày để cho bạn có thể nói về nó một cách tin cẩn. Bạn sẽ phải chắc chắn rằng bài trình bày của bạn sánh đúng với mức độ hay mối quan tâm của lớp. Nếu nó quá phức tạp, không ai sẽ hiểu bạn. Nếu nó quá đơn giản, họ có thể chán và không chú ý. Về căn bản bạn phải chuẩn bị và thực hành nó vài lần để chắc rằng bạn cảm thấy thoải mái khi trình bày nó. Bằng việc làm điều đó bạn đang phát triển kĩ năng mềm của bạn trong “trình bày”.

Mặc dầu thảo luận nhóm là hoạt động then chốt trong nhiều lớp đại học nhưng một số sinh viên không thích tham gia. Nhiều người hiếm khi hỏi câu hỏi hay diễn đạt quan điểm của họ mà thích ngồi im lặng. Bằng việc không tham gia, họ bỏ lỡ cơ hội phát triển kĩ năng mềm riêng của họ. Khi tham gia vào thảo luận nhóm, trước hết bạn phải biết về chủ đề bằng không bạn chẳng có gì để nói cả. Cho nên bạn phải học về chủ đề này rồi bạn nói ý nghĩ của bạn và hình thành nên ý kiến dựa trên điều bạn hiểu. Bạn có thể thực hành nó bằng việc thảo luận quan điểm của bạn với nhóm. Bạn cũng phát triển “kĩ năng thuyết phục” của bạn bằng việc bảo vệ quan điểm của bạn khi người khác thách thức ý kiến của bạn. Bạn phát triển “kĩ năng nói” bằng việc giải thích rõ ràng, đơn giản và chính xác lập trường của bạn cho họ. Đây là những điều cơ bản của “kĩ năng trình bày”. Bạn càng tham gia nhiều vào thảo luận lớp, sự tự tin của bạn sẽ càng phát triển và nó sẽ ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của cuộc sống của bạn và xây dựng nên tính cách của bạn.

Đại học yêu cầu nhiều công việc. Sinh viên phải đọc nhiều sách và bài báo. Họ cũng phải chuẩn bị bài tập về nhà, bài kiểm tra hàng tuần, và bài thi. Những điều này sẽ làm cho họ rất bận rộn cho nên họ phải học cách cấu trúc thời gian của họ để hoàn thành chúng. Bạn phát triển “kĩ năng tổ chức” bằng việc đặt “ưu tiên” cái nào bạn phải làm trước, hoạt động nào có thể để trễ về sau. Bạn cũng phát triển “kĩ năng quản lí thời gian” bằng việc phân chia thời gian cho những hoạt động này và xác định bạn cần dành bao nhiêu thời gian cho từng hoạt động. “Quản lí thời gian và tổ chức” là kĩ năng rất quan trọng mà có thể xác định thành công hay thất bại trong đại học. Chúng cũng là bản chất trong cuộc sống khi bạn làm việc trong công nghiệp. Khi bạn quản lí thời gian của mình, bạn cũng học cách tổ chức tài liệu của bạn, phương pháp học tập của bạn, và cuộc sống của bạn trong đại học. Bạn sẽ phát triển “kĩ năng xã hội” khi bạn quyết định bạn muốn học cùng ai, loại người nào có thể giúp được bạn, kiểu tổ nào bạn muốn gia nhập.

Ngày nay, hầu hết sinh viên đại học đều không làm việc một mình mà trong tổ. Điều này không dễ vì ở trường phổ thông nhiều người trong các bạn được dạy tự mình làm việc vì làm việc trong tổ nhóm bị coi là gian lận. Nhiều đại học yêu cầu sinh viên học cùng nhau hay làm việc trong dự án tổ cho nên bạn phải học kĩ năng này. Thách thức then chốt cho bất kì tổ nào là làm cho mọi người làm việc cùng nhau và vận hành như một tổ thay vì đi theo các chiều hướng tách biệt. Đó là lí do tại sao phát triển mục đích chung nơi mọi thành viên tổ đều đồng ý và làm việc hướng tới nó là hoạt động đầu tiên. Bằng việc làm điều đó, bạn phát triển “kĩ năng đặt mục đích” và “kĩ năng xây dựng tổ”. Bạn cũng học cách phát triển các vai trò và trách nhiệm cho tổ như người lãnh đạo tổ và thành viên tổ và cách những vai trò này luân chuyển qua từng tuần để cho từng thành viên tổ đều có cơ hội học các vai trò khác nhau. Bạn học cách làm việc một cách có cộng tác với nhau, giúp từng thành viên tổ, khi lắng nghe và khi nói ý kiến của bạn. Bạn cũng học cách chia sẻ thông tin và hiểu năng động nhóm. Công việc tổ là kĩ năng bản chất trong cuộc sống vì bạn xây dựng nghề nghiệp của bạn tiếp theo sau đại học nữa.

Dành bốn năm trong đại học có thể giúp bạn phát triển cả tri thức kĩ thuật và kĩ năng mềm cần thiết để xây dựng nghề nghiệp riêng của bạn trong cuộc sống. Có nhiều điều bạn có thể học trong đại học khi bạn phát triển năng lực riêng của mình nhưng thời gian là ngắn ngủi cho nên xin đừng làm phí hoài nó. Mặc dầu có việc làm tốt là giấc mơ của nhiều sinh viên nhưng một số người dựa trên “bằng cấp” hơn là khả năng riêng của họ. Họ không biết rằng bằng cấp không phải là bảo đảm mà tri thức và kĩ năng mới bảo đảm. Không công ty nào sẽ thuê người có bằng mà không có tri thức và kĩ năng. Tuy nhiên, một số công ty sẽ thuê người có kĩ năng mặc dù không có bằng. “Bằng cấp” là chìa khoá cho “cánh cửa cơ hội” nhưng bạn phải có khả năng mở cửa vào bước vào. Không có khả năng, bạn chỉ đứng đó với chìa khoá nhưng để người khác đi qua và bước vào. Điều rất đáng thất vọng là nhìn việc làm lớn được quảng cáo nhưng bạn không đáp ứng được yêu cầu.

Xin nhớ cho rằng “Mơ chỉ là mơ nhưng việc làm tốt là mơ có kế hoạch và lịch biểu”. Để đạt tới mơ ước của bạn, bạn phải có kế hoạch thu nhận tri thức và kĩ năng cần thiết. Bạn cũng chỉ có lịch biểu ngắn (bốn năm) để đạt tới chúng. Với bằng đại học và kĩ năng, bạn sẽ có truy nhập vào đa dạng việc làm. Với kĩ năng bạn sẽ có thể thăng tiến trong nghề nghiệp của bạn và có thể thành công trong lĩnh vực được chọn của bạn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem